Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ đám mây an toàn đón cơ hội từ nền kinh tế số

Theo bà Kimberly Chow - Kiến trúc sư bảo mật cấp cao tại Amazon Web Services, công nghệ đám mây đang thay đổi hoạt động kinh doanh, làm việc trong. Tại Việt Nam, nền kinh tế số “tỷ đô” sẽ còn phát triển mạnh khi nhu cầu chuyển đổi, ứng dụng công nghệ đám mây của các doanh nghiệp ngày càng lớn.

Cơ hội lớn từ chuyển đổi số

Bà Kimberly Chow nhận định, các kỹ năng số có thể giúp tăng GDP của khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên 934 tỷ USD. Tại Việt Nam, các ngành công nghiệp và doanh nghiệp đang được hỗ trợ để tăng trưởng mạnh mẽ như trước đại dịch. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nền kinh tế số được hỗ trợ bởi công nghệ đám mây (CNĐM) sẽ có thể đạt giá trị 57 tỷ USD, chiếm 25-30% GDP. Trong đó, có thể sử dụng dữ liệu làm xương sống cho nền kinh tế đang phát triển này.


Nền kinh tế số đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhanh nhạy nắm bắt.

Để giúp khách hàng có thể khai thác được những cơ hội kinh tế, AWS Việt Nam liên tục đầu tư và đã phát triển thành đối tác chiến lược, giúp khách hàng tăng tốc chuyển đổi số. Như trong thời kỳ đại dịch toàn cầu, AWS đã giúp Zoom mở rộng hoạt động từ 10 triệu đến 300 triệu người. Tại Việt Nam, Lotte Data Communications không chỉ giảm được chi phí vận hành 50%, tạo ra những kết nối API an toàn và bảo vệ DDoS cho khách hàng. Ngân hàng Techcombank cũng sử dụng dịch vụ bảo mật AWS trong cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

Hay tại Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa tiếng Anh, trường đã tổ chức các lớp học tiếng Anh trong suốt thời kỳ đại dịch cho hơn 15.000 sinh viên đại học và sau đại học. Tạo ra ứng dụng trên đám mây và mở rộng để có thể cung cấp dịch vụ cho 5.000 sinh viên trên 161 lớp học trong quá trình học trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, cải thiện khả năng bảo mật dữ liệu.

Cũng theo bà Kimberly Chow, đối với nhiều doanh nghiệp, tổ chức khi ứng dụng công nghệ đám mây thì khó khăn thách thức không nằm ở mặt kỹ thuật mà chính là cách nhìn nhận của các tổ chức về vấn đề an ninh bảo mật (ANBM). Trước đây, rất nhiều khách hàng lại coi ANBM là phần cản trở, luôn luôn nói không thay vì sẽ phải xây dựng nền tảng và ứng dụng phục vụ cho hoạt động trước, sau đó mới xem xét vấn đề về bảo mật.

Thách thức lớn nữa mà khách hàng của AWS gặp phải là làm thế nào để đẩy nhanh quá trình đổi mới sáng tạo, có thể phát triển trên AWS trong khi vẫn duy trì được ANBM.

Giờ đây, khi đại dịch đã qua đi và các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi, các chiến lược ANBM ngày càng được doanh nghiệp chú trọng hơn, việc chuyển đổi ứng dụng công nghệ đám mây ngày càng nhiều hơn để có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh.

Có 3 xu hướng chiến lược chính đang nổi lên: Thứ nhất là đẩy nhanh việc đổi mới sáng tạo trong ANBM. Khách hàng bắt đầu hiểu rõ rằng chìa khóa thành công trên đám mây là đảm bảo rằng họ an toàn, trở thành công cụ tối ưu hóa cho doanh nghiệp. Với những hoạt động ANBM mạnh mẽ trên đám mây khách hàng sẽ yên tâm có thể phát triển và mở rộng quy mô an toàn để cung cấp dịch vụ.


Bà Kimberly Chow - Kiến trúc sư bảo mật cấp cao tại Amazon Web Services.

Thứ hai là tối ưu hóa chi phí ANBM. Sự tối ưu hóa này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức không chỉ là chi tiêu về ANBM mà còn là cách sử dụng nguồn lực cũng như nhân lực của doanh nghiệp.

Thứ ba, nâng cao năng lực ANBM. Không chỉ dành cho nội bộ tổ chức, nhân viên bảo mật mà còn dành cho cả thị trường và giúp đỡ họ bằng cách mở rộng khả năng của đối tác bảo mật của AWS.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp khi chuyển đổi

Hiểu rõ những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp, thời gian qua AWS đã nghiên cứu, phát triển nhiều công nghệ để hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ đám mây, đảm bảo ANBM ở mức cao.

Theo bà Kimberly Chow, AWS cung cấp Amazon Code Whisperer - công cụ mã hóa để hỗ trợ người lập trình sử dụng công nghệ AI có thể tìm kiếm và rà quét các điểm yếu, đưa ra các khuyến nghị trực tiếp cho các nhà phát triển.

Hãng cũng đã đưa ra một số công cụ phân tích miễn phí như AWS IAM Access Analyzer, Network Access Analyzer. AWS IAM Access Analyzer giúp khách hàng biết ai đang cố truy cập vào dữ liệu, cho phép đổi mới sáng tạo, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Amazon Verified Permissions, sử dụng ngôn ngữ chính sách CEDAR, là công cụ giúp khách hàng thể hiện các quyền ở dạng chính sách định danh dễ hiểu được thực thi trong các ứng dụng của khách hàng của họ.

Hoặc tính năng phát hiện mối đe dọa thông minh của Amazon GuardDuty sử dụng máy học và phát hiện khả năng ẩn danh để phát hiện các mối đe dọa khó tìm. GuardDuty có khả năng phân tích hàng chục tỉ các dữ liệu từ các nguồn bên trong khác nhau để biến thông tin này thành một số cảnh báo.

AWS cũng cung cấp nhiều công cụ được mã hóa, một trong những ứng dụng là AWS Key Management Service. Đây là dịch vụ quản lý khóa FIPs Level 2 và một số mã hóa FIPs 142 Level 3, tất cả được giữ trong một module chống giả mạo, được chứng nhận để đảm không ai trừ những người dùng mà bạn cấp quyền có thể mã/giải mã dữ liệu đó. Các module này cũng cho thấy bản thân AWS cũng không có quyền truy cập vào những dữ liệu mà khách hàng đã mã hóa được lưu trữ trên AWS.

Bên cạnh đó, AWS còn cung cấp AWS Security Hub, một dịch vụ quản lý tập trung giúp khách hàng có thể “nhìn thấy” được tất cả mối đe dọa cũng những công cụ về an ninh bảo mật trên đám mây.

“AWS cam kết hỗ trợ các đối tác có năng lực bảo mật để mang lại kết quả cho khách hàng. Mạng lưới AWS tại Việt Nam có hơn 100.000 đối tác từ hơn 150 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam có FPT Software, Lotte Data Communication, TechX… Khi làm việc với khách hàng về quá trình chuyển đổi, AWS sẽ giúp họ hiểu làm thế nào để hoạt động tiện lợi nhất, chuyển đổi tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn dữ liệu”, đại diện AWS nhấn mạnh.

Theo doanhnghiepvn.vn