Bộ TT&TT đang có đóng góp rất lớn cho đất nước, là động lực chính cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, ngành Thông Tin & Truyền Thông đang có những đóng góp to lớn cho đất nước.

Bộ TT&TT đang có đóng góp rất lớn cho đất nước, là động lực chính cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, ngành Thông Tin & Truyền Thông đang có những đóng góp to lớn cho đất nước.


Chiều ngày 29/3, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bộ TT&TT về hoạt động của Ngành giai đoạn 2021 - 2022, định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025; Những vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển đổi số của Việt Nam; công tác xây dựng các dự án luật do Bộ TT&TT chủ trì soạn thảo và một số nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.


Thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác về tình hình phát triển ngành TT&TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, chỉ trong một thời gian rất ngắn hoạt động chuyển đổi số đã diễn ra nhanh, mạnh trên khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước. “Việt Nam gần như đi cùng nhịp với những nước nhanh nhất trên thế giới trong việc xây dựng, ban hành những chủ trương, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số”.



Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo buổi làm việc


Tại buổi làm việc, Bộ TT&TT đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, trước những nhiệm vụ, trọng trách lớn được giao, Bộ đã có bước chuyển mình quan trọng. Là một trong những Bộ năng động không chỉ trong bình diện xây dựng thể chế chính sách mà còn phát huy vai trò quản lý nhà nước, cũng như trong thúc đẩy phát triển 3 trụ cột của chuyển đổi số quốc gia.

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, TT&TT là một ngành về công nghệ, công nghiệp và dịch vụ nhưng tất cả đều xoay quanh công nghệ số, là công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngành đang có đóng góp rất lớn cho đất nước, là động lực chính cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.


Cụ thể trong công tác báo chí, truyền thông Bộ đã tập trung phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo được niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần. Đây chính là tiền đề để Việt Nam bứt phá, vươn lên, truyền thông ra thế giới những thông tin sinh động, đa chiều hơn về đất nước, con người, xây dựng hình ảnh Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động và giàu tiềm năng phát triển.

Thay mặt Bộ TT& TT báo cáo với đoàn công tác, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành là 3.893.595 tỷ đồng, tăng 12,7%; nộp ngân sách 98.982 tỷ đồng, tăng 24,8%. Lao động toàn ngành là trên 1,5 triệu người, tổng số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp toàn ngành là gần 85.000 đơn vị, trong đó có khoảng trên 70.000 doanh nghiệp công nghệ số.

Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số, thực thi một số định hướng và cũng là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. 

Trong năm 2023, Bộ TT&TT đã xác định triển khai thực thi một số định hướng lớn, cụ thể như: Thực thi các chiến lược đã ban hành; cải cách hành chính, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến; nâng cao thứ hạng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Việt Nam; quản lý các nền tảng xuyên biên giới đúng quy định pháp luật Việt Nam; sử dụng các công nghệ cao, công nghệ mới để giải các bài toán nhỏ của Việt Nam; thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và biến Việt Nam thành một đất nước thịnh vượng hơn nữa…